...

[Hà Nội] Hội thảo Trọng tài Quốc tế và Pháp quyền vì thị trường bền vững

28 Tháng 10, 2019

Thúc đẩy xã hội hòa bình, cung cấp quyền tiếp cận tư pháp được liệt kê là Mục tiêu thứ 16 trong Nhóm các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp quốc đến năm 2030 và được coi là chìa khóa thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững. Trên gia tốc phát triển chung đó, trọng tài thương mại quốc tế mang tính thiết yếu trong việc đẩy mạnh pháp quyền không chỉ đối với hoạt động đầu tư, thương mại mà còn là nhân tố góp phần quản lý, minh bạch tại Việt Nam.

Với tư cách là quốc gia viện trợ hàng đầu, đặc biệt là các dự án liên quan đến cải cách pháp luật và tư pháp, Nhật Bản luôn nỗ lực hỗ trợ Việt Nam hướng tới bắt kịp, hòa nhập với sự phát triển chung của toàn cầu bằng việc ứng dụng chính những thành tựu khoa học vào thực tiễn tại Việt Nam. Do vậy, từ nền tảng tăng cường hợp tác dựa trên Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2008 (VJEPA), trường Đại học Việt Nhật, trường Đại học Tokyo phối hợp cùng với Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình Bền vững tổ chức Hội thảo “Trọng tài Quốc tế và Pháp quyền vì thị trường bền vững”– một trong những nội dung sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy của trường Đại học Việt Nhật trong thời gian tới, với thông tin cụ thể như sau

Thời gian:       14:00 – 17:00, ngày 04 tháng 08 năm 2017

Địa điểm:        Phòng học 415 Khu Giảng đường Mỹ Đình, Trường Đại học Việt Nhật

                      Đường Lưu Hữu Phước, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Ban tổ chức trân trọng kính mời quý Ông/Bà dành thời gian tới tham dự chương trình. Để công tác chuẩn bị được chu đáo quý vị vui lòng gửi đăng ký tới đ/c Nguyễn Hiền Giang (email: hiengiang@vnu.edu.vn, điện thoại: 0987.280.556) trước ngày 02/08/2017.  

Trân trọng./.

____________________________

*CÁC CHUYÊN GIA:

GS. TS. Motoo Furuta

Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật

Giáo sư Furuta Motoo từng đảm nhiệm các chức vụ quản lý như Viện trưởng Viện cao học Văn hóa Tổng hợp, kiêm hiệu trưởng Trường ̣đại cương, Đại học Tokyo; Phó giám đốc thường trực Đại học Tokyo; Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Đông Nam Á. Hiện tại, GS.TS Furuta Motoo là Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt và Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam.

Ngoài ra, ông còn là chuyên gia về lịch sử hiện đại và chính trị Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với nhiều đồng nghiệp Nhật Bản khác, ông đã có công lao to lớn trong việc hợp tác giúp nhiều cở sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam trong công tác đào tạo sinh viên, cán bộ khoa học ở các trình độ đại học và sau đại học về bộ môn Nhật Bản học. Ông cũng là người có nhiều đóng góp cho việc thúc đẩy ý tưởng thành lập Đại học Việt Nhật; đã nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Quốc gia Hà Nội. Chính nhờ vậy, vào năm 2016, giáo sư Furuta Motoo được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Đại học Việt Nhật (ĐHVN) -  trở thành người nước ngoài đầu tiên đảm nhận vị trí lãnh đạo trường Đại học (ĐH) thành viên của ĐHQGHN.

GS, TS Yasunobu Sato

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình Bền vững

Ông Yasunobu Sato là giáo sư tại Đại học Tokyo, Khoa Sau đại học về Nghệ thuật & Khoa học, An ninh Con người. Ông đã hành nghề luật tại Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Ông Sato là chuyên viên pháp lý trong các tổ chức quốc tế hoạt động cải cách luật pháp và tư pháp như UNHCR tại Úc, UNTAC tại Campuchia và EBRD tại Luân Đôn. Ông cũng là Chuyên Viên Ngắn Hạn của JICA trong Dự Án Hỗ trợ Luật Trọng tài năm 2000 tại Hà Nội, tham gia tham quan nghiên cứu tại Viện Nhà nước và Pháp luật (Hà Nội, 2003) đồng thời tham gia vào việc thành lập VIAC (Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam). Ông cũng là thành viên của Hiệp hội Luật Quốc tế Nhật Bản, Hiệp hội Luật Quốc tế Châu Á, Hiệp hội Luật Châu Á, Hiệp hội Xã hội học Luật, Hiệp hội Nghiên cứu Hòa bình Nhật Bản, Hiệp hội Phát triển Quốc tế Nhật Bản, Hiệp hội Luật Hòa giải tranh chấp thay thế, Hiệp hội trọng tài Nhật Bản, Diễn đàn kinh tế Nhật Bản, v.v...

GS. TS. Eri Habu

Đại học Shizuoka, Nhật Bản

Hiện nay, giáo sư Eri Habu đang làm việc tại Trung tâm Dịch vụ Tư vấn và Hỗ trợ Pháp lý Cộng đồng và đồng thời tại Văn phòng thúc đẩy các chương trình giáo dục toàn cầu trong chương trình Asia Bridge Program của Đại học Shizuoka. Với lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu là Luật xã hội, Luật tại các khu vực mới, Giáo sư Eri đã tham gia hỗ trợ tư vấn trong Hỗ trợ cải tiến pháp luật, quá trình hoàn thiện Luật kinh tế quốc tế cũng như Đạo luật bảo vệ thông tin cá nhân.

Qua nhiều năm nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực Luật quốc tế, luật kinh tế quốc tế, hỗ trợ phát triển pháp luật, xây dựng tổ chức hành chính, hiện tại, ông đang nghiên cứu đề tài “Xây dựng hệ thống hành chính và hỗ trợ phát triển pháp luật tại các nước đang phát triển ở Châu Á”. Ngoài ra, ông cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu Đạo luật Kinh tế Quốc tế (WTO) cũng như thực tiễn áp dụng đạo luật tại các nước Châu Á.

Luật sư Vũ Ánh Dương

Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Với 20 năm công tác tại Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và VIAC, LS Dương đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp khác.

Với chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tiễn đa dạng về trọng tài và hòa giải thương mại LS Dương đã tham gia tích cực vào hoạt động góp ý, xây dựng, hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là pháp luật về trọng tài và pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại. LS Dương là thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập của nhiều dự án luật quan trọng như Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, Luật Trọng tài Thương mại 2010, Bộ luật dân sự 2015 (sửa đổi), Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Trọng tài thương mại 2010, Nghị định Hòa giải thương mại, Quy tắc VIAC phiên bản 2004, 2012 & 2017, Quy tắc Hòa giải VIAC v.v...

GS. TS. Maomi Iwase

Đại học công lập tỉnh Hyogo, Nhật Bản

Là một giáo sư kinh tế - luật hàng đầu, lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của bà Maomi Iwase là thủ tục giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia, mối quan hệ giữa các hiệp định thương mại tự do , tổ chức thương mại thế giới với luật nội địa trong lĩnh vực tranh chấp đầu tư ở Việt Nam.

Bà có nhiều nghiên cứu liên quan đến luật Việt Nam được đăng lên các báo khoa học, tạp chí như: “Bảo hộ nhà đầu tư là pháp nhân nước ngoài trong hiệp định đầu tư: Xem xét từ những ví dụ thực tế của Nhật Bản” được đăng trong Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học  Tập 32  S  4 (2016) 63-75; “Current Situation on Consumer Credit in Vietnam: Legal Framework for Formal Financial Sector”, Viện Phân tích Chính sách và Đổi mới Xã hội, Đại học Hyogo, 09/04/2013….

Bên cạnh đó, bà còn là giáo sư giảng dạy các môn Luật Hợp đồng, Luật Phát triển Quốc tế, Luật Hình sự Kinh tế, Luật Hợp tác Quốc tế, Luật Dân sự và Luật Thương mại tại Khoa Kinh tế Ứng dụng - trường Đại học công lập tỉnh Hyogo.

Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng

Công ty luật TNHH Tư vấn Độc lập

Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng là luật sư được cấp phép hành nghề hợp pháp tại Việt Nam, ông chủ yếu hoạt động chuyên sâu về tất cả các hình thức giải quyết tranh chấp tại Việt Nam bao gồm thương lượng, tranh tụng tại các tòa án kinh tế và dân sự của Việt Nam và các trung tâm trọng tài quốc tế được tiến hành theo các Quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), Tòa án trọng tài thuộc Phòng thương mại quốc tế (ICC), Hiệp hội trọng tài thương mại Nhật bản (JCAA), Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) và của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Với tư cách là Giám đốc của Công ty Luật TNHH Tư vấn Độc Lập, một hãng luật tại Việt Nam chuyên sâu lĩnh vực hàng hải, thương mại và giải quyết tranh chấp quốc tế, luật sư Nguyễn Mạnh Dũng có hơn 24 năm kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hàng hải, thương mại và đầu tư bằng phương thức tranh tụng và trọng tài quốc tế tại Việt Nam và các nước khác như Singapore, Hồng Kông, Anh và Pháp.

Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng đã đại diện cho các nhà đầu tư quốc tế và các hãng luật quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp hàng hải, thương mại và đầu tư ở Việt Nam từ năm 1994. Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng là một diễn giả về thương lượng, hòa giải và trọng tài tại nhiều diễn đàn học thuật khác nhau ở Việt Nam.

LS. Keigo Sawayama

Chi nhánh Nagashima Ohno và Tsunematsu tại Hà Nội

Hiện nay, ông Keigo Sawayama là đại diện chi nhánh Nagashima Ohno & Tsunematsu Hà Nội, cung cấp dịch vụ pháp lý cho các công ty thành viên Nhật Bản đầu tư và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Là một luật sư có trình độ của Nhật Bản với nền tảng về cấu trúc tài chính và ngân hàng, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ông bao gồm tài chính cho ngân hàng và dự án; Các vấn đề pháp lý của Việt Nam và các Khu vực khác của châu Á; Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; Dịch vụ Ngân hàng; Giao dịch Bất động sản; Tranh chấp quốc tế; Tư vấn Luật Lao động; Xây dựng và Cơ sở hạ tầng; Quản lý Rủi ro và Quản lý Khủng hoảng.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Tokyo (LL.B.), ông gia nhập Nagashima Ohno & Tsunematsu năm 2005 và tiếp tục làm việc ở đây cho đến nay. Trong thời gian đó, ông tốt nghiệp Trường Luật Harvard (LL.M.) năm 2011 và sau đó chuyển sang làm việc tạm thời tại Allens Hà Nội từ năm 2011 đến tháng 3 năm 2014. Ông đã đăng ký là một luật sư nước ngoài với Bộ Tư pháp Việt Nam từ năm 2011. Sau đó, ông làm việc tại Nagashima Ohno & Tsunematsu Singapore LLP từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015. Cuối cùng, ông trở về Việt Nam, trở thành đại diện chi nhánh Nagashima Ohno & Tsunematsu Hà Nội từ năm 2015 cho đến nay. Bên cạnh đó, ông cũng là hội viên của Daiichi Tokyo Bar Association từ năm 2005 cho đến nay.

GS. TS. Kuong Teilee

Trung tâm giao dịch pháp lý Châu Á (CALE), Đại học Nagoya

Kuong Teilee (Tiến sĩ Đại học Nagoya) hiện tại là giáo sư tại Trung tâm giao dịch pháp lý Châu Á tại Đại học Nagoya. Các nghiên cứu hiện tại của ông chủ yếu nằm trong các lĩnh vực luật kinh tế quốc tế, luật so sánh, hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy các quy định của pháp luật, và những phát triển chính trị và pháp lý gần đây tại Campuchia, Việt Nam, Myanmar và Indonesia; đặc biệt trong lĩnh vực luật hiến pháp và luật tài sản cũng như nghiên cứu sự phát triển của các cơ quan tư pháp và sự chuyển đổi gần đây của các khái niệm và thể chế pháp luật trong luật so sánh. Ông đã thực hiện các nghiên cứu sau đại học về luật hiến pháp và luật pháp quốc tế tại Đại học Nagoya. Gần đây ông đã viết về các vấn đề liên quan đến giáo dục pháp luật, hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy cải cách pháp luật tại Campuchia và sự phát triển của các Phòng đặc biệt tại Toà án Campuchia (Tòa án Khmer Đỏ).  

Ngoài việc giảng dạy tại Đại học Nagoya, ông còn là Phó giáo sư thỉnh giảng tại Trường Nghiên cứu Chính sách của Đại học Aichi Gakuin, Nhật Bản. Chủ đề bài giảng của tiến sĩ Kuong là: "Luật và phát triển": Dự án và Một số Thách thức trong trợ giúp pháp lý hiện hành. Ngoài ra, ông còn là thành viên của Hiệp hội Luật quốc tế Nhật Bản, Hiệp hội Luật Kinh tế quốc tế Nhật Bản, và Hiệp hội Luật so sánh Nhật Bản

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI